Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Tác dụng chống ung thư vú của cây đu đủ

Đu đủ có chứa chất kháng ung thư mạnh, lá đu đủ là vị thuốc nam có tác dụng chống ung thư vú và nhiều tác dụng khác
Đu đủ là loại cây quen thuộc, nó có thể sống ở nhiều loại đất khác nhau. Cây có nguồn gốc ở các nước nhiệt đới châu Mỹ. Do dễ trồng và chăm sóc nên loài cây này có mặt ở khắp mọi nơi. Bộ phận thường dùng là quả và lá non. Thu hoạch quả khi chín, còn lá hái bất cứ khi nào khi cần.
Quả đu đủ có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu thực, khu trùng, tiêu thũng giải độc, thông nhũ giáng áp. Loại trái cây này có tác dụng rất tốt cho tiêu hóa, giảm huyết áp, đại tiểu tiện không thông. Lá đu đủ còn được dùng trị gãy xương, mụn nhọt độc lở loét. Quả chín dùng để ăn tươi từ 30 đến 60 g, quả xanh sắc uống. Có thể chiết dịch dùng ngoài hoặc nấu lấy nước rửa. Lá giã đắp dùng ngoài.
Phân tích dược lý cho thấy quả đu đủ chứa carpaine, papain, renni. Quả chín vàng chứa cryptoxanthin, violaxanthin, β-caroten, ˠ-caroten, cryptoxathin monoeposide. Quả chín đỏ cũng chứa lycopene. Hạt chứa benzylisothiocyanate, carposide. Lá chứa carpaine, pseudocarpaine và vitamin E 36mg%.
Carpaine có hoạt tính kháng ung thư cực mạnh đối với tế bào bạch huyết dạng lympho (L1210), hoạt tính kháng ở mức độ tương thích đối với tế bào P388 trong bệnh bạch huyết dạng lympho và tế bào u bướu “EA”. Carpaine có tác dụng ức chế nhẹ đối với trực khuẩn kết hạch, có tác dụng tiêu diệt đối với nguyên trùng Amoeba. Papain có thể hỗ trợ tiêu hóa protein.
Gần đây nhiều người dùng lá đu đủ để điều trị ung thư vú, dùng lá đu đủ lẫn cuống đu đủ tươi, cho và nồi thêm nước nấu sôi, để nguội, chiết nước đặc uống, cũng có thể nấu thành nước cô đặc. Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần một chén to. Uống thêm 3 muỗng cà phê mật mía trong ngày, mỗi lần một muỗng. Kết hợp với chiếu tia X-quang và uống bột củ tam thất thì hiệu quả càng nhanh. Nước lá đu đủ đắng nhưng phải uống liên tục 15-20 mới có kết quả.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét