Dùng lượng lớn lá tía tô bỏ vào nồi nước đang sôi, sau đó đổ ra chậu đậy bằng một cái rổ thưa, đặt 2 bàn chân lên xông.
>>>diep ha chau
Tía tô giúp chữa cảm mạo hiệu quả.
Xông
Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa.
Nếu lá được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau
khi xông. Xông xong lau khô mồ hôi cả người đắp chăn nằm nghỉ. Nhớ nước
sôi mới cho lá xông vào nồi rồi đậy vung kín và khi xông mở vung.
Cháo tía tô
Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng, có
thể cho thêm hành. Xông xong nằm nghỉ một lúc dậy ăn bát cháo giải cảm
này là phương pháp giải cảm lạnh dân gian rất có hiệu nghiệm.
Uống nước tía tô
Tía tô tươi 15 - 20g giã nát, chế nước sôi gạn nước trong để uống.
Hoặc lá tía tô khô hãm nước sôi uống. Uống xong đi nằm đắp chăn. Hai
cách này dùng cho trẻ em người già yếu.
Ngâm chân
Dùng lượng lớn lá tía tô bỏ vào nồi nước đang sôi, đổ ra chậu đậy
bằng một cái rổ thưa, đặt 2 bàn chân lên xông. Khi nước nguội cho 2 chân
vào ngâm rửa...
Hương tô tán
Chữa cảm mạo phong hàn, sốt, gai rét, đau đầu, tức ngực. Lá tía tô
8g, hương phụ 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Gừng 2 lát, sắc nước uống. Có
thể kết hợp "nồi xông".
>>> diệp hạ châu
Có thai bị cảm mạo
Tía tô, kinh giới, mỗi thứ 1 nắm lá cho 2 bát nước sắc còn 1 bát uống
ấm. Tiếp đó cho ăn cháo nóng, có đập vào bát 1 quả trứng gà tươi (có
trứng gà đen càng tốt).
Cảm mạo
Lá tía tô 1 nắm, vỏ quýt khô lâu năm 1 cái, gừng 3 lát. Đun nước sôi
rồi cho 3 thứ vào, đun lại cho sôi, uống nóng. Nếu khó uống cho ít đường
phèn. Bài này thích hợp khi bệnh nhân có nôn mửa, đau bụng.
Cũng có thể lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất
cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn
đều ăn nóng, bệnh cảm sẽ hết.
Một số bài thuốc trị cảm khác
Hương nhu trắng cả lá cành 30 g, sắc, xông hơi và uống một bát lúc
còn nóng cho ra mồ hôi. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt ớn lạnh, nhức
đầu, nôn mửa, thân thể đau nhức, không có mồ hôi.
Dùng lá trầu không đánh gió, xát mạnh dọc theo hai bên xương sống từ
trên xuống, nếu bị cảm sẽ có nhiều nốt tụ máu, xung huyết. Dân ta thường
gọi là cách nhể đậu lào, có tác dụng chữa cảm mạo.
Bạc hà và sắn dây mỗi vị 10-15 g, đổ 1/3 lít nước, bịt kín ấm, đun
sôi một lúc rồi đưa xuống để xông, rót một chén uống. Sau đó sắc uống
thêm 1-2 nước. Nếu cảm có mồ hôi thì không xông và uống nước nguội.
Theo sức khỏe đời sống
0 nhận xét:
Đăng nhận xét