Tiểu
đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay, kiểm soát
đường huyết và phòng tránh biến chứng là mục tiêu lớn nhất của người
bệnh
Ước tính đến năm 2030 có tới 9% người
lớn từ 18 tuổi trở lên mắc bệnh tiểu đường, tiểu đường là căn bệnh gây
tử vong đứng thứ 7 trên thế giới
Lời khuyên phòng biến chứng bệnh tiểu đường
Chế độ ăn phòng tiểu đường
Lựa chọn thực phẩm có carbohydrate cẩn thận.
Carbohydrate (carb) khi vào cơ thể đều biến thành glucose tạo năng
lượng cho con người hoạt động. Nhiều ý kiến cho rằng, người bệnh tiểu
đường cần phải cắt giảm hoàn toàn thực phẩm chứa carb, nhưng không phải
như vậy. Có 2 loại thực phẩm chứa carb là carb cao và carb thấp.
Những thực phẩm có carb cao bao gồm bánh
mỳ, bánh ngọt, cơm, kẹo, đường, nước ngọt…, chúng là những thực phẩm
nhiều calories, làm nồng độ glucose trong máu cao, dễ chuyển hóa thành
chất béo nếu dư thừa.
Thực phẩm carb thấp như ngũ cốc nguyên
hạt, khoai lang… làm cho lượng đường vào máu chậm hơn, giữ ổn định đường
huyết, có tác dụng làm quá trình trao đổi chất của cơ thể chậm, no lâu.
Người bệnh tiểu đường cần chọn các thực phẩm có carb thấp, và ăn thành
nhiều bữa với lượng ít.
Lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe. Người
bệnh cần tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, theo bệnh trạng
của mình. Một số những loại siêu thực phẩm rất tốt cho người tiểu đường
như: dâu tây, khoai lang, cá có axit béo omega-3, rau màu xanh đậm.
Hạn chế tối đa. Cần giảm tối đa lượng muối để hạ
huyết áp và bảo vệ thận. Những thực phẩm đã chế biến, hay thực phẩm
đóng gói thường có hàm lượng muối rất cao, cần tránh ăn các loại này.
Thay vào đó hãy ăn và sử dụng các nguyên liệu tươi, dùng các loại thảo
mộc.
Giảm cân. Hãy
giảm cân ngay bây giờ nếu bị thừa cân, người bệnh tiểu đường nên
giảm cân từ từ, trong chế độ ăn cần giảm chất béo nhiều hơn là giảm
carb. Thói quen ăn nhiều chất béo tăng nguy cơ tiểu đường, nhất là ở
nhóm ăn đồ ăn nhanh và thịt. Nhóm ăn nhiều thực phẩm tinh bột lại không
được cho là có nguy cơ cao mắc tiểu đường.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét