Tiêu
chảy là bệnh phổ biến và dấu hiệu dễ nhận biết mà trẻ nhỏ dễ mắc phải,
nhưng phụ huynh thường rất chủ quan, chỉ đưa con đến bệnh viện khi bệnh
đã nặng
Bệnh tiêu chảy có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng nhiều nhất là vào thời điểm nắng nóng.
Nguyên nhân gây tiêu chảy?
Thường gặp nhất là do nhiễm các loại vi
khuẩn có trong thức ăn, nước uống hoặc do nhiễm virus. Khi thời tiết
nắng nóng, sức đề kháng giảm, trẻ em dễ bị nhiễm các loại bệnh do virus.
Cũng do quá nắng nóng, thức ăn dễ bị ôi thiu tạo điều kiện cho các loại
vi khuẩn phát triển.
Thói quen sử dụng nước đá để giải nhiệt
khi thời tiết quá nóng cũng khiến cho trẻ mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm vi
khuẩn có trong nước đá.
Bệnh tiêu chảy là căn bệnh phổ biến và
dấu hiệu dễ nhận biết nhưng cha mẹ thường rất chủ quan, chỉ đưa đến bệnh
viện khi bệnh đã nặng.
Các bác sĩ cho biết, để phòng ngừa bệnh
tiêu chảy do virus, bệnh nhi nên uống vắc xin ngừa Rotavirus – là chủng
virus phổ biến nhất gây tiêu chảy tại Việt Nam.
Ngoài ra, để tránh bị tiêu chảy do nhiễm
khuẩn, phụ huynh nên đảm bảo cho các cháu sinh hoạt trong môi trường
sạch sẽ, từ nguồn thức ăn đến nước uống, nước tắm và cả ly, cốc để uống
nước hàng ngày.
Khi trẻ bị tiêu chảy thì 2 nguy cơ là
mất nước dẫn đến sốc tử vong và nếu dinh dưỡng không thích hợp thì trẻ
dễ bị suy dinh dưỡng, sau đó thì sẽ dễ bị tiêu chảy hơn trẻ khác.
Để ngừa 2 nguy cơ này, phụ huynh cần lưu
ý 3 nguyên tắc: uống nhiều nước để ngừa mất nước hoặc để bù nước; ăn
nhiều; cần biết khi nào đưa đến bệnh viện để tránh tình trạng quá nặng.
Các bác sỹ cũng khuyên phụ huynh cần đưa
trẻ nhập viện khi trẻ bị tiêu chảy thường xuyên 2 ngày không giảm, kèm
theo một trong các triệu chứng sau: Trẻ lừ đừ, li bì, khó đánh thức;
phân có máu; co giật; sốt cao không hạ, ói xong không khỏe; trẻ khát
nước nhưng càng uống càng quấy khóc và tiêu chảy.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét