Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Làm móng tay thì hay bị bệnh gì ?

Theo bác sĩ Ngô Minh Vinh, bệnh viện Da liễu TP HCM - Giảng viên bộ môn da liễu, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, làm đẹp móng là thói quen của nhiều chị em. Tuy nhiên, thường xuyên đến tiệm nail và không chú ý vấn đề vệ sinh dụng cụ, phái đẹp có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến đôi tay.

Xem thêm: diep ha chau

http://vitana.vn/wp-content/uploads/2015/01/diep-ha-chau-300x300.jpg
Bệnh chín mé

Trước khi sơn, thợ nail thường dùng kềm chuyên dụng cắt móng và phần da thừa xung quanh để tạo hình. Tuy nhiên, do không cảm nhận được độ mỏng của da, họ thường cắt sâu 2 bên khóe móng, làm mất đi lớp bảo vệ và dễ tạo nên vết xước. Tụ cầu khuẩn vàng (S.aureus) xâm nhập qua những vết xước này và gây nên bệnh chín mé (Panaris).


Vùng da bị chín mé thường đau nhức, tụ mủ trắng hoặc vàng.
Tùy theo mức độ tổn thương mà bệnh chia ra 3 loại gồm chín mé nông, chín mé dưới da và chín mé sâu. Vùng da mắc bệnh thường đau nhức, tụ mủ trắng hoặc vàng như khối áp-xe. Chủ quan điều trị ở giai đoạn nhẹ, bệnh có thể chuyển nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm xương, viêm bao hoạt dịch gân gấp...

Nấm móng

Nấm móng (Onychomycosis) là một trong những tổn thương thường gặp ở chị em làm nail. Nguyên nhân chủ yếu do vi nấm Trychophyton hoặc vi nấm Candida, vi nấm Dermatophytes… gây ra. Tổn thương bắt đầu từ bờ tự do hoặc 2 cạnh bên của móng. Triệu chứng ban đầu là móng mất độ bóng, giòn, dày lên và đổi màu.

Nếu do vi nấm Trichophyton, tổn thương biểu hiện bằng những chấm trắng đục gần gốc móng. Do vi nấm Candida, gốc móng thường viêm sưng, nóng, đỏ, đau, tăng tiết dịch khi đè, sần sùi, tăng sừng, có dạng sọc màu nâu xám hoặc ly móng (móng bị hở). Ở giai đoạn cuối, nấm và vi khuẩn tấn công sâu hơn vào vùng da phía trong, khiến toàn bộ móng bị hủy hoại.
Xem thêm: gia ban diep ha chau


Bệnh nấm móng đau ít nhưng để lại hậu quả lâu dài.
Bệnh nấm móng khó điều trị và dễ tái phát, có khả năng lây lan nhanh từ móng này qua móng khác hoặc từ người dùng chung dụng cụ nail. Thời tiết nóng ẩm mùa hè cũng là điều kiện thuận lợi để bệnh xuất hiện, vi nấm sinh sôi và phát triển mạnh hơn.

Nhiễm trùng quanh móng

Bác sĩ Ngô Minh Vinh cho biết, nhiễm trùng quanh móng (Paronychia) thường tiến triển nhanh, gây nhiễm trùng vùng da bao quanh móng với biểu hiện nóng đỏ, có mủ và sưng tấy đau đớn. Nguyên nhân chính là do sử dụng kềm cắt da không vệ sinh để châm chích lớp biểu bì, vành da mỏng bên lề ngoài của móng. Nếu cắt quá sâu, móng phát triển bất thường sẽ chọc vào tổ chức xung quanh, gây hiện tượng móng chọc thịt. Nếu không điều trị thích hợp, bệnh có thể diễn tiến viêm tủy xương các ngón gây biến dạng và hạn chế khả năng vận động.

Viêm gan B và C

Một nghiên cứu công bố tại hội nghị khoa học thường niên American College of Gastroenterology (Mỹ) cho thấy, dụng cụ làm móng và tóc (kềm, dũa, dao cạo, kéo…) là nơi trú ẩn của virus, trung gian lây nhiễm viêm gan B và C, thậm chí HIV nếu không được tẩy trùng cẩn thận.

Do triệu chứng viêm gan B và C thường xuất hiện sau 10-20 năm ủ bệnh, nên trong nghiên cứu này, Cục Y tế Virginia đã thu thập 18 báo cáo công bố từ năm 1995 tại các tiệm nail và tóc. Kết quả cho thấy, virus viêm gan C có thể tồn tại trên dụng cụ trong 2 tuần hoặc lâu hơn, viêm gan B tồn tại trên bề mặt khô trong 7 ngày. Nếu chung đụng dụng cụ nail với người mắc bệnh viêm gan, chị em có thể  rước họa vào thân.
Xem thêm: tac dung diep ha chau

Ung thư

Móng tay, chân là bộ phận biệt hóa của da. Bề ngoài có vẻ thô ráp, song, móng là một thực thể sống. Các keratin - một loại protein tìm thấy trong móng và lớp ngoài của da - có khả năng thấm hút nước. Điều này khiến những chất độc có trong sơn móng tay như benzen, toluen, aceton hoặc ôxít sắt... dễ dàng ngấm từ móng vào máu. Vì vậy, sử dụng các loại sơn kém chất lượng, lâu ngày có nguy cơ ung thư, tổn thương gan và thận.


Nên mang theo một bộ kềm làm móng riêng mỗi khi tới tiệm nail.
Nếu thường xuyên chăm sóc móng, chị em nên chọn loại sơn uy tín, dùng thêm sơn dưỡng để bảo vệ. Khi cắt phần da thừa quanh móng, nên ngâm đầu ngón tay vào nước cho lớp biểu bì bong nhẹ. Cần thực hiện nhẹ tay, không cắt quá sát vào da hoặc lấy khóe sâu 2 bên móng, cắt thẳng sao cho đầu móng luôn dài hơn da để ngăn chặn chứng móng chọc thịt.

Chị em cũng cần lưu ý khử trùng dụng cụ làm nail. Theo chuẩn y tế thì phải dùng máy hấp ướt tại nhiệt độ 120 độ C trong vòng 30 phút và áp suất 1.036bar; sau đó đóng gói và lưu trữ dụng cụ, tránh tiếp xúc với hơi ẩm, bụi và động vật ký sinh. Cách đơn giản nhất là sắm riêng một bộ dụng cụ làm móng, để sử dụng mỗi khi tới tiệm nail. Khi mua nên chọn các thương hiệu uy tín, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, quy trình sản xuất loại bỏ các vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, nên chọn bộ kềm được sản xuất từ các loại thép cao cấp để hạn chế gỉ sét trong quá trình sử dụng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét