Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Công dụng của diệp Diệp hạ châu có tác dụng gì ?

Diep ha chau (ngọc dưới lá) là tên của cây thuốc Phyllanthus thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae mà dân ta đã đặt cho, hay còn gọi với cái tên dân dã là cây Chó đẻ răng cưa. Cây này có vị đắng, dư âm ngọt, tính mát, có tác dụng chữa bệnh gan, suy gan, thanh can lương huyết, sát trùng, giải độc, lợi tiểu.

Cây diệp hạ châu có chiều cao từ 30-60cm, mọc thẳng đứng, thân nhẳn, lá mọc so le, phiến lá nhỏ thon rộng từ 2-5mm, dài 5-15mm. Cây chó đẻ răng cưa là loại cỏ mọc hoang có thể tìm thấy nhiều nơi  khắp nước ta, xuất hiện nhiều ở khu vực nhiệt đới.
Cây diệp hạ châu, chó đẻ răng cưa (loại lá đầu tròn, thân xanh)
tac-dung-diep-ha-chau
Hiện nay trên thế giới có hơn 150 loại diệp hạ châu khác nhau, nhưng chỉ có loại diệp hạ châu đắng lá đầu tròn (chứ không phải đầu nhọn) mới có dược tính cao, với tên khoa học (phyllanthus Amatrus có thân xanh, và phyllanthus Urinaria có thân tím) được dùng làm dược phẩm chữa bệnh. Còn những loại diệp hạ châu khác thường được dùng làm trà, nấu nước uống, đắp ngoài da… mà ít có tác dụng chữa bệnh.

Công dụng của diệp hạ châu có tác dụng gì nổi bật?

Theo các nhà khoa học Ấn độ Nhật bản cho biết họ đã phân lập được các hợp chất trong cây Chó đẻ răng cưa (như phyllantin, triacontanal và hypophyllantin) có khả năng chữa bệnh viêm gan, giải độc gan và chữa viêm gan siêu vi B.
Nghiên cứu của Nhật Bản và Ấn Ðộ ở những năm 80 đã xác định những công dụng của diệp hạ châu đối với bệnh gan là do tác dụng của các hoạt chất phyllanthin, triacontanal, hypophyllathin và glycoside.
Còn đến năm 1994-1995, các nhà khoa học Brazil đã phát hiện tác dụng của diệp hạ châu giúp giảm đau. Trong một ghi chú đặc biệt, cuối những năm 80, Break Stone đã gây được sự chú ý đối với toàn thế giới về tác dụng chống virus viêm gan B của cây thuốc này.
Những thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em với bệnh viêm gan truyền nhiễm bằng một loại thuốc chứa Phyllanthus amarus của Ấn Ðộ đã cho kết quả đầy hứa hẹn với cả Invitro. Nghiên cứu về Invitro giúp ức chế virus viêm gan B của Break Stone được công bố tại Ấn Ðộ vào năm 1982. Ở nghiên cứu với Invivo, Break Stone cũng đã loại bỏ virus gây bệnh viêm gan B ở các động vật có vú trong vòng 3-6 tuần.
Những nghiên cứu khác được tiến hành ở những năm 1990-1995 cũng đã cho thấy diệp hạ châu có tác dụng chống lại virus viêm gan B.
Diệp hạ châu có tác dụng giúp gan khoẻ hơn
Chắc bạn cũng biết rằng virus viêm gan B không chỉ tồn tại ở giai đoạn cấp tính mà còn tồn tại trong cơ thể và có thể dẫn dến gây ung thư gan. Các nghiên cứu khoa học cũng cho biết, có đến 90% bệnh nhân ung thư gan đã từng bị viêm gan virus B và thật là một điều đáng sợ! Và cây chó đẻ loại đầu đầu tròn, có chứa các dược chất tự nhiên không độc mà lại có tác dụng rất tốt đối với viêm gan siêu vi B.
Công dụng của diệp hạ châu còn có tác động tới cả Hệ miễn dịch của cơ thể. Từ thời kỳ AIDS trở thành đại dịch chết người trên thế giới và cho tới nay việc chữa trị vẫn còn là một thách thức lớn đối với khoa học, thì những nghiên cứu mới đây của Break Stone đã phát hiện ra công dụng chống virus HIV của cây chó đẻ răng cưa. Vào năm 1992, những nhà khoa học Nhật Bản cũng đã tìm ra tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của Phyllanthus nhờ sự kìm hãm quá trình nhân bản của virus HIV. Trong một nghiên cứu khoa học được thực hiện vào năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs Squibb cũng đã chiết xuất được ít nhất một hoạt chất giúp tăng khả năng miễn dịch và người ta đã gọi tên nó là “Nuruside”.
tac dung diep ha chau
Ngoài ra, công dụng của Diệp hạ châu còn giúp trị viêm túi mật, thận, thống phong, sốt rét, thương hàn, kiết lỵ, đau dạ dày, mụn nhọt. Nó còn được dùng như một loại thuốc giảm đau, kích thích ăn ngon, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ… Tại nhiều quốc gia châu Á (như Malaysia, Ấn Độ,…), người dân cũng dùng cây chó đẻ răng cưa để chữa viêm gan, vàng da, lao, hen, viêm phế quản, kiết lỵ, viêm da, viêm đường tiết niệu, lậu, giang mai.
Diệp hạ châu có tác dụng gì phụ không?
Người dùng diệp hạ châu không gặp bất cứ độc tính nào ngoại trừ hiện tượng bị chứng chuột rút trong thời gian sử dụng thuốc. Nếu bạn gặp hiện tượng chuột rút thì cần giảm 1/2 liều lượng. Không nên dùng cho phụ nữ có thai.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét